1.Tết trung thu:
Riêng đối với những người Hoa tại Sing, Trung Thu còn diễn ra lễ hội đèn lồng. Năm 2008 tại đây đã tổ chức lễ hội đèn lồng Trung Thu và điều này thu hút khá nhiều khách du lịch. Bạn có thể chiêm ngưỡng sự lung linh của những chiếc đèn lồng tại khu trung tâm gồm hai đường New Bridge và Eu Tong Sen chạy qua Chinatown của người Hoa trở nên lộng lẫy với cả vạn chiếc đèn lồng đủ kích cỡ và màu sắc cùng những dãy đèn trang trí thắp sáng đường phố. Những năm sau đó để tăng cho sự hấp dẫn mùa lễ hội triển lãm giới thiệu bánh trung thu cũng được tổ chức và tất cả dần dần cũng đã trở nên quen thuốc với nhiều người.
Những chương trình biểu diễn văn nghệ cùng những nét văn hóa đặc trưng càng khiến cho những ngày này trở nên rộn rang hơn. Triển lãm bánh trung thu và những chiếc đèn lồng với muôn hình muôn dạng tạo cho Sing một tấm áo choàng cực kỳ lộng lẫy.
2.Lễ hôi Hari Raya Aidilfitri.
Tháng Ramadan sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng 9 kéo dài đến giữa tháng 10 theo dương lịch hàng năm. Theo Hồi lịch, đây là tháng ăn chay của người Hồi giáo trên toàn thế giới, nhìn chung tất cả các tín đồ Hồi giáo vào ngày này đều thực hiện những nghi lễ gần như giống nhau đó là nhịn ăn từ khi mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn ( từ 4h sáng tới 18h tối mỗi ngày )
Theo tinh thần tháng Ramadan tức có nghĩa là thanh luyện, không chỉ tỏ lòng thành kính với thượng đế thông qua hình thức dành nhiều thời gian hơn cho cầu nguyện, đọc kinh họ còn nhịn ăn tránh xa những cám dỗ tầm thường, rèn luyện sự nhẫn nại hay hướng thiện… Và thông thường vào ban đêm khi đã tắt mặt trời người Hồi giáo mới bắt đầu tụ tập tổ chức ăn uống.
Sau tháng Ramada, tháng chay tịnh 3 ngày kế tiếp người Hồi giáo tại Sing tổ chức lễ hội Hari Raya Aidilfitri. Một lễ hội đầy màu sắc, tưng bừng, nhộn nhịp như một dịp mừng công. Các bạn có thể tới trung tâm di sản Malay ở Kampong, Kampong Glam hay Geylang Serai… để chiêm ngưỡng sự rộn rã của lễ hội. Các khu chợ đêm với đồ trang sức, quần áo, đồ lưu niệm, thức ăn… pha lẫn với những chiếc đèn hoa đăng càng khiến cho những nơi này thêm lung lung cùng không khí của lễ hội.
Đây là thời điểm tuyệt nhất để bạn trải nghiệm văn hóa di sản Malaysia tại Sing cùng với những nét đẹp hấp dẫn mà lễ hội mang lại cho quang cảnh quốc đảo này. Một điều không thể bỏ qua trong những dịp như thế này đó là ẩm thực. Sự đa dạng và phong phú trong văn hóa ẩm thực của người Mã Lai thì hẳn ai cũng rõ rồi nhưng ddueoecj tự trải nghiệm những món ăn truyền thống như bò cay tẩm gia vị , cà ri rau quả, bánh bao Mã Lai…chắc hẳn sẽ chẳng còn gì tuyệt bằng đâu.
Nếu có mặt ở Singapore vào mùa lễ Hari Raya Aidilfitri, du khách đừng quên tỏ rõ sự thân thiện và niềm vui hòa nhập khi chào hỏi mọi người bằng lời cầu chúc “Selamat Hari Raya”…
3.Deepavali – Lễ hội ánh sáng:
Deepavali là lễ hội của tín đồ Đạo Hindu.Đây là lễ hội gười Hindu tôn vinh cái thiện trước cái ác,ánh sáng trước bóng tối. Deepavali có nghĩa den là “hàng ánh sáng”
Theo truyền thuyết thì lễ hội băt nguồn như sau có một vị quốc vương tên Nakarasura được sự ủng hộ của Thần Bóng Đêm, đã cai trị vương quốc Pradyoshapuram với tất cả sự hà khắc và tàn bạo. Không thể chịu đựng nổi sự thống trị bạo ngược, những người dân lành Pradyoshapuram đã tìm đến cầu cứu sự che chở của vị thần Sri Krishna trị vì xứ Madura. Cảm thông với những thống khổ mà người dân Pradyoshapuram phải gánh chịu, Thần Sri Krishna đã ra tay tiêu diệt tên bạo chúa, giải phóng họ khỏi bóng đêm khổ lụy triền miên. Vui mừng trước chiến thắng của Thần Sri Krishna, người dân đã thắp đèn ăn mừng chiến thắng và gọi đó là “Deepavali”…
Và cho đến ngày nay nười Hindu vẫn thắp đèn vào ngày lễ để kỷ niệm chiến thắng của thần Sri Krishna trước bạo chúa. Vì thế nên lễ hội Deepavali còn được gọi với cái tên “lễ hội thắp đèn” hoặc “lễ hội ánh sáng”. Trong ngày lễ người Hindu thường mặc những bộ quần áo mới và cùng nhau thưởng thức bánh, kẹo. Nhiều người cho rằng đây là dịp để cầu mong sự may mán và thịnh vượng nên bắt đầu tính năm tài chính từ ngày lễ.
Tại Sing, người ta gọi lễ hội “Deepavali” được gọi là Lễ hội Ánh sáng, diễn ra từ ngày 1/10 đến ngày 06/11 tại khu Tiểu Ấn. Trước khi diễn ra ngày lễ 2 đến 3 tuần thì người ta lau dọn, sửa sang nhà cửa cho tinh tươm. Họ ăn mừng lễ hội với nét truyền thống khá đọc và lạ đó là vẽ “henna “ trên bàn tay, Henna là tên gọi một loại cây có hoa dùng để nhuộm da, tóc, móng tay, kể cả da thuộc và len… những hình vẽ này thường được vẽ miễn phí cho những ai có nhu cầu.
Đến với lê hội bãn có thể đắm mình cùng lễ hội Navarithirri (lễ hội “chín đêm”), tưng bừng cùng lễ hội Theemithi (lễ hội đi trên lửa) hoặc thích thú với rất nhiều màn biểu diễn đường phố khác… Ngày đầu tiên của chính lễ được xem là quan trọng nhất. Người Hindu sẽ dậy rất sớm thường là khoảng 3h sáng để tắm dầu thơm, mặc đồ mới. Họ cũng thường tới những đền thờ vào những ngày này để cầu mong an lành, hạnh phúc và trường thọ.
Trong những ngày diễn ra Lễ hội Ánh sáng, đường Serangoon lộng lẫy trang hoàng với đầy màu sắc đậm chất nghệ thuật. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật của người Ấn tại Sinhgapore như diễu phố, hòa nhạc đếm ngược thời gian, triễn lãm nghệ thuật Ấn Độ, các hình thức biểu diễn nghệ thuật đường phố…tạo cho lễ hội trở nên cuốn hút hơn trong mắt du khách. Có nhiều đồ trang trí tinh xảo, các tác phẩm nghệ thuật thủ công hay các món quà lưu niệm cũng được bán tại đây.