Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hoá. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hoá. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk nằm ở Khu Civic District, được xây dựng để kỷ niệm chuyến viếng thăm thứ hai của ngài Hầu tước Dalhousie vào tháng 2 năm 1850. Với vai trò là Toàn Quyền Ấn Độ từ năm 1848 đến 1856, Hầu tước Dalhousie đã cùng phu nhân đến thăm Singapore nhằm mục đích xem xét các phương pháp cắt giảm chi phí hành chính. Đài kỷ niệm được xây dựng để nhắc nhở tất cả các thương gia về lợi ích của thương mại tự do.

Dalhousie

Đây là một tác phẩm kiến trúc quan trọng do ngài John Turnbull Thomson thiết kế khi ông còn là Thanh tra Chính phủ. Người ta cho rằng Đài kỷ niệm được thiết kế theo mô hình của tượng đài “Cleopatra’s Needle” (kim của Cleopatra) bên bờ sông Thames ở London. Điều này có thể lý giải tại sao kết cấu cao tựa cây kim của đài kỷ niệm lại mang ảnh hưởng của lối kiến trúc Anh Quốc. Với bốn chiếc đèn trang trí vòng quanh tất cả các góc, đây là một địa điểm lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm.

Ban đầu, Đài kỷ niệm tọa lạc trên bến Dalhouse Pier ngay cửa sông Singapore, nơi trước đây từng là công viên Sư Tử (Merlion Park). Sau đó, nó được dời đến tòa nhà Empress Place gần Bảo tàng Các nền Văn minh Châu Á để tiến hành xây dựng đường Connaught Drive vào năm 1890.

Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
24 giờ mỗi ngày
PHÍ VÀO CỬA
Vào cửa tự do
ĐẶC ĐIỂM
Vào cửa tự do, Phù hợp với gia đình, Lối đi cho người khuyết tật, 24 giờ
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử
NÊN DÀNH CHO
Địa điểm chụp ảnh lưu niệm, Cầu Cavenagh Bridge
ĐỊA CHỈ
Số 1 Empress Place Singapore 179555

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk nằm ở Khu Civic District, được xây dựng để kỷ niệm chuyến viếng thăm thứ hai của ngài Hầu tước Dalhousie vào tháng 2 năm 1850. Với vai trò là Toàn Quyền Ấn Độ từ năm 1848 đến 1856, Hầu tước Dalhousie đã cùng phu nhân đến thăm Singapore nhằm mục đích xem xét các phương pháp cắt giảm chi phí hành chính. Đài kỷ niệm được xây dựng để nhắc nhở tất cả các thương gia về lợi ích của thương mại tự do.

Đây là một tác phẩm kiến trúc quan trọng do ngài John Turnbull Thomson thiết kế khi ông còn là Thanh tra Chính phủ. Người ta cho rằng Đài kỷ niệm được thiết kế theo mô hình của tượng đài “Cleopatra’s Needle” (kim của Cleopatra) bên bờ sông Thames ở London. Điều này có thể lý giải tại sao kết cấu cao tựa cây kim của đài kỷ niệm lại mang ảnh hưởng của lối kiến trúc Anh Quốc. Với bốn chiếc đèn trang trí vòng quanh tất cả các góc, đây là một địa điểm lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm.

Ban đầu, Đài kỷ niệm tọa lạc trên bến Dalhouse Pier ngay cửa sông Singapore, nơi trước đây từng là công viên Sư Tử (Merlion Park). Sau đó, nó được dời đến tòa nhà Empress Place gần Bảo tàng Các nền Văn minh Châu Á để tiến hành xây dựng đường Connaught Drive vào năm 1890.

Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
24 giờ mỗi ngày
PHÍ VÀO CỬA
Vào cửa tự do
ĐẶC ĐIỂM
Vào cửa tự do, Phù hợp với gia đình, Lối đi cho người khuyết tật, 24 giờ
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử
NÊN DÀNH CHO
Địa điểm chụp ảnh lưu niệm, Cầu Cavenagh Bridge
ĐỊA CHỈ
Số 1 Empress Place Singapore 179555

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Văn hóa Ấn Độ sặc sỡ và phong phú

Là nhóm dân tộc lớn thứ 3 Singapore, người Ấn chiếm khoảng 9,2% dân số đất nước. Một điều thú vị là Singapore ngày nay là quốc gia có cộng đồng người Ấn sống ở nước ngoài đông đảo nhất so với những nơi khác. Đa số người Ấn nhập cư vào Singapore sau năm 1819. Trước đây người nhập cư gốc Ấn là những người nhập cư tạm thời như công nhân, binh lính, tù nhân nhưng từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay thì cộng đồng người Ấn đã hình thành ổn định.

Vuan

Singapore trở thành ngôi nhà chung của hầu hết các nhóm dân tộc chính của Ấn Độ. Nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng người Ấn tại Singapore hiện nay có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn. 58% cư dân gốc Ấn ở Singapore là những người Ta-mil. Các nhóm thiểu số gốc Ấn khác gồm có người Malayalee, Punjabis, Sindhis và Gujaratis.

Người Ấn ở Singapore nói chung khá tích cực trong việc gìn giữ và phát huy tôn giáo, tập quán và lễ hội của mình để duy trì sự gắn kết với quốc gia nguồn cội. Hầu hết họ đều xem Khu Tiểu Ấn là ngôi nhà thứ hai của mình.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Văn hóa Ấn Độ sặc sỡ và phong phú

Là nhóm dân tộc lớn thứ 3 Singapore, người Ấn chiếm khoảng 9,2% dân số đất nước. Một điều thú vị là Singapore ngày nay là quốc gia có cộng đồng người Ấn sống ở nước ngoài đông đảo nhất so với những nơi khác. Đa số người Ấn nhập cư vào Singapore sau năm 1819. Trước đây người nhập cư gốc Ấn là những người nhập cư tạm thời như công nhân, binh lính, tù nhân nhưng từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay thì cộng đồng người Ấn đã hình thành ổn định.

Vuan

Singapore trở thành ngôi nhà chung của hầu hết các nhóm dân tộc chính của Ấn Độ. Nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng người Ấn tại Singapore hiện nay có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn. 58% cư dân gốc Ấn ở Singapore là những người Ta-mil. Các nhóm thiểu số gốc Ấn khác gồm có người Malayalee, Punjabis, Sindhis và Gujaratis.

Người Ấn ở Singapore nói chung khá tích cực trong việc gìn giữ và phát huy tôn giáo, tập quán và lễ hội của mình để duy trì sự gắn kết với quốc gia nguồn cội. Hầu hết họ đều xem Khu Tiểu Ấn là ngôi nhà thứ hai của mình.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Văn hóa Ấn Độ sặc sỡ và phong phú

Là nhóm dân tộc lớn thứ 3 Singapore, người Ấn chiếm khoảng 9,2% dân số đất nước. Một điều thú vị là Singapore ngày nay là quốc gia có cộng đồng người Ấn sống ở nước ngoài đông đảo nhất so với những nơi khác. Đa số người Ấn nhập cư vào Singapore sau năm 1819. Trước đây người nhập cư gốc Ấn là những người nhập cư tạm thời như công nhân, binh lính, tù nhân nhưng từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay thì cộng đồng người Ấn đã hình thành ổn định.

Vuan

Singapore trở thành ngôi nhà chung của hầu hết các nhóm dân tộc chính của Ấn Độ. Nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng người Ấn tại Singapore hiện nay có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn. 58% cư dân gốc Ấn ở Singapore là những người Ta-mil. Các nhóm thiểu số gốc Ấn khác gồm có người Malayalee, Punjabis, Sindhis và Gujaratis.

Người Ấn ở Singapore nói chung khá tích cực trong việc gìn giữ và phát huy tôn giáo, tập quán và lễ hội của mình để duy trì sự gắn kết với quốc gia nguồn cội. Hầu hết họ đều xem Khu Tiểu Ấn là ngôi nhà thứ hai của mình.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk

Đài kỷ niệm Dalhousie Obelisk nằm ở Khu Civic District, được xây dựng để kỷ niệm chuyến viếng thăm thứ hai của ngài Hầu tước Dalhousie vào tháng 2 năm 1850. Với vai trò là Toàn Quyền Ấn Độ từ năm 1848 đến 1856, Hầu tước Dalhousie đã cùng phu nhân đến thăm Singapore nhằm mục đích xem xét các phương pháp cắt giảm chi phí hành chính. Đài kỷ niệm được xây dựng để nhắc nhở tất cả các thương gia về lợi ích của thương mại tự do.

Dalhousie

Đây là một tác phẩm kiến trúc quan trọng do ngài John Turnbull Thomson thiết kế khi ông còn là Thanh tra Chính phủ. Người ta cho rằng Đài kỷ niệm được thiết kế theo mô hình của tượng đài “Cleopatra’s Needle” (kim của Cleopatra) bên bờ sông Thames ở London. Điều này có thể lý giải tại sao kết cấu cao tựa cây kim của đài kỷ niệm lại mang ảnh hưởng của lối kiến trúc Anh Quốc. Với bốn chiếc đèn trang trí vòng quanh tất cả các góc, đây là một địa điểm lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm.

Ban đầu, Đài kỷ niệm tọa lạc trên bến Dalhouse Pier ngay cửa sông Singapore, nơi trước đây từng là công viên Sư Tử (Merlion Park). Sau đó, nó được dời đến tòa nhà Empress Place gần Bảo tàng Các nền Văn minh Châu Á để tiến hành xây dựng đường Connaught Drive vào năm 1890.

Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
24 giờ mỗi ngày
PHÍ VÀO CỬA
Vào cửa tự do
ĐẶC ĐIỂM
Vào cửa tự do, Phù hợp với gia đình, Lối đi cho người khuyết tật, 24 giờ
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử
NÊN DÀNH CHO
Địa điểm chụp ảnh lưu niệm, Cầu Cavenagh Bridge
ĐỊA CHỈ
Số 1 Empress Place Singapore 179555

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Con đường tham quan Peranakan

Đường, gia vị và những điều tuyệt hảo. Hãy thả bộ dọc con đường tham quan Peranakan để cảm nhận những nét đặc thù của Peranakan tại Singapore. Để bắt đầu hành trình, trước tiên hãy đến thăm Vườn gia vị Spice tại nơi trước đây vốn là Vườn Bách thảo trong Công viên Fort Canning. Bạn có thể dạo quanh Vườn gia vị Spice trước khi quay lại Học viện At-Sunrice (một trung tâm đào tạo chuyên quảng bá các món ăn của khu vực Châu Á và các kỹ năng chế biến món ăn) - nơi bạn có thể tham dự một khóa học nấu ăn để tìm hiểu những nét tinh tế trong nghệ thuật chế biến món ăn Peranakan vốn chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật nấu nướng của người Mã Lai và Trung Quốc.

Tiếp theo, hãy đến Bảo tàng Peranakan trên phố Armenia ngay kế bên để được đắm chìm vào không gian văn hóa hoàn mĩ bao gồm các di sản, văn hóa, ngôn ngữ và trang phục cũng như truyền thống và nghi lễ quan trọng của người Peranakan. Với bộ sưu tập đầy đủ và đa dạng nhất các hiện vật của người Peranakan trên thế giới, bạn sẽ được khám phá tất cả những gì cần biết về nền văn hóa tổng hợp độc đáo này.

Con đường tham quan Peranakan thường đi qua khu Joo Chiat của Singapore, nơi bạn có thể cảm nhận nhịp sống thư thái của khu vực có nhiều người Peranakan và người Âu Á sinh sống này. Đến với Khu Liên hợp Joo Chiat, bạn sẽ thấy các cửa hàng như Guan Huat Lee có bán tất cả các loại bát đĩa và đồ dùng nhà bếp, đồ trang sức nhỏ lấy cảm hứng từ văn hóa Nyonya, guốc gỗ màu đỏ và khuôn gỗ được sử dụng để nướng bánh trung thu (loại bánh nướng hình tròn có nhân thường thấy trong dịp Tết Trung thu) và cửa hàng Kway Guan Huat - một trong những cơ sở làm bánh tráng để cuốn popiah (bò bía) hiếm hoi.

Để kiếm nơi nghỉ ngơi xung quanh khu vực này, hãy đến Khách sạn Le Peranakan nằm trong một dãy cửa hàng mặt phố được bảo tồn. Tọa lạc tại số 400 đường East Coast, khách sạn được thiết kế theo đúng kiểu Peranakan, với các phòng được chạm khắc theo phong cách Nyonya và Baba.

Quận Joo Chiat và Katong ở Singapore là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa to lớn của người Peranakan cổ xưa, thể hiện qua trang phục sang trọng, sản phẩm thêu, đan hạt cườm, đồ trang sức và đồ nội thất. Ngày nay, bạn sẽ tìm thấy những mặt hàng thời trang và các món đồ trang trí Peranakan vô cùng tinh tế tại cửa hàng Rumah Bebe - một ngôi nhà đã được cải tạo với vô số đồ đạc và các bức chạm trổ tinh tế bằng gỗ.

Cuối cùng, khi bạn kết thúc con đường tham quan Peranakan vào buổi tối, hãy thử thưởng thức các món ẩm thực cao cấp của Peranakan tại khách sạn Peranakan Inn nổi tiếng trên đường East Coast hoặc tại nhà hàng Chilli Padi ở Khu Joo Chiat. Đừng quên gọi món đầu cá cà ri sốt me (the fish head assam curry) và món cơm trộn nasi goreng buah keluak để được thưởng thức hai trong số muôn vàn món ăn truyền thống nổi tiếng của Peranakan.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Một Singapore giàu thẩm mỹ

Lễ hội Nghệ Thuật Singapore được phát triển từ một hoạt động nghệ thuật quốc gia vào năm 1977, quy tụ những tên tuổi tiên phong của giới nghệ thuật trong nước. Ngày nay đây là một trong những sự kiện hàng đầu Châu Á. Với chủ đề thay đổi hàng năm, Lễ hội Nghệ Thuật Singapore giới thiệu tác phẩm của cả nghệ sĩ kỳ cựu lẫn những tên tuổi mới nổi, đồng thời thu hẹp những khoảng cách về ngôn ngữ, văn hóa và kiến thức. Hiện lễ hội đã có đủ các loại hình nghệ thuật thị giác, khiêu vũ, sân khấu và âm nhạc.

Bạn có thể lựa chọn từ nhiều chương trình phong phú do những người phụ trách Ủy ban Nghệ Thuật Quốc Gia (NAC) thiết lập nên. Hàng năm NAC có những chương trình biểu diễn đổi mới, mang tính thể nghiệm, đột phá, khơi dậy xúc cảm nghệ thuật ở khắp nơi và đồng thời vẫn phù hợp với những người chưa quen cảm thụ.

Bên cạnh những tên tuổi nổi tiếng của Singapore như Giám đốc nhà hát Goh Boon Teck, một số nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như giám đốc nhà hát Robert Wilson và nhà soạn nhạc tiên phong Phillip Glass cũng đã biểu diễn ở Singapore trong suốt Lễ hội Nghệ Thuật. Chương trình chủ đạo của lễ hội sẽ giới thiệu khoảng 75 tiết mục của nhiều nước, trong đó có một hoặc hai kiệt tác thế giới.

Nếu bạn mong muốn có một trải nghiệm thực sự khác biệt, Lễ hội Nghệ Thuật Singapore là dịp để bạn mở rộng tầm mắt trong lĩnh vực mỹ thuật với các màn biểu diễn thể nghiệm và hiện đại trong trên mọi hình thức nghệ thuật. Hãy tới tham dự cả sự kiện bế mạc, thường là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất trong lễ hội.

Vũ Điệu Của Lửa tại Singapore

Bharatanatyam là một vũ điệu truyền thống cổ xưa xuất phát từ Ấn Độ và được biết đến như là Kinh Veda thứ năm.

Ngày nay, Bharatanatyam là vũ điệu Ấn Độ được biểu diễn rộng rãi nhất trên thế giới và thường đi kèm với nền nhạc cổ truyền thống.

Đúng như ý nghĩa theo tên gọi bằng tiếng Tamil, Bharatanatyam là một sự kết hợp của âm nhạc, động tác biểu diễn và giai điệu. Vũ điệu này được biết đến với vẻ duyên dáng, tư thế đẹp như tượng và dứt khoát ở từng động tác múa. Ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Singapore, vũ điệu Bharatanatyam được ví như là vũ điệu của lửa. Đó là sự thể hiện thần bí của phần lửa trong cơ thể con người.

Mỗi vũ công đều thực hiện tư thế cân bằng và thể hiện độ dẻo dai để có thể biểu đạt nét tương đồng của hình ảnh một ngọn lửa đang nhảy múa. Hội Mỹ Thuật Ấn Độ Singapore là nơi đào tạo các vũ công và tổ chức các buổi biểu diễn tại những ngôi đền như đền Sri Srinivasa Perumal ở Khu Tiểu Ấn.

Con đường tham quan Chinatown

Trải nghiệm Khu Chinatown dưới con mắt của người bản địaKhu Chinatown với văn hóa và di sản phong phú, đặc biệt là những hoạt động sôi nổi trong mùa lễ hội dịp Tết Nguyên Đán. Cách tốt nhất để khám phá lịch sử nơi đây là tham quan con đường tham quan Chinatown. Chắc chắn bạn sẽ có được nhiều khám phá hấp dẫn và mới lạ.

Con đường bắt đầu tại đường Pagoda ở Trung tâm Di sản Chinatown. Tại đây, bạn sẽ thấy cuộc sống đã diễn ra như thế nào đối với những cư dân đầu tiên của nơi đây.

Được đặt tên theo Đền thờ Sri Mariamman - ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore, đường Pagoda là một trong những địa điểm lý tưởng để bạn ngắm nhìn kiến trúc của những tiệm buôn đã được trùng tu ở hai bên đường. Những tiệm buôn này đều có mái hiên rộng khoảng 1,5 m.

Đối diện Trung tâm Di sản Chinatown là phố mua sắm tại đường Trengganu, một số nhà kết hợp cửa hàng trong khu này còn là nơi cư ngụ của các đoàn hát ở Singapore. Hãy ghé qua và biết đâu bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức một buổi diễn tập.

Thời kỳ đầu, những người bán hàng rong bày bán đa dạng từ các món ăn bình dân đến vật dụng trong nhà suốt cả ngày và đêm. Ngày nay, sự sôi động và náo nhiệt đã trở lại nhờ Chợ đường phố Chinatown tại đường Pagoda, đường Trengganu và đường Sago. Tại đây nơi bạn có thể tìm thấy các trang phục truyền thống, phụ kiện, các món đồ linh tinh và dĩ nhiên với giá rất rẻ. Thưởng thức hàng rong tại đường Smith - “Phố Ẩm thực’, khi xưa thuộc quyền sở hữu của bác sĩ người Bồ Đào Nha Jose d’ Almeida - người đã mở một phòng khám và cửa hàng tại đây.

Tọa lạc trên Đại Lộ South Bridge là Đền thờ Sri Mariamman nổi tiếng. Ban đầu, ngôi đền được xây bằng gỗ theo kết cấu attap bởi nhà tiên phong người Ấn Narayana Pillai (người đã đến Singapore cùng Ngài Raffles). Nhưng về sau, đền đã được dựng lại bằng gạch. Đền thờ Sri Mariamman thể hiện kiến trúc Nam Ấn thờ phụng Nữ Thần Mariamman - là vị thần che chở và chữa bệnh. Cách đó không xa, bạn sẽ thấy Jamae Mosque - đền thờ Hồi giáo - Ấn Độ nổi tiếng tại Khu Chinatown. Được xây dựng vào năm 1826 nơi đây được cho là giáo đường Hồi giáo cổ nhất Singapore.

Kế tiếp, đi bộ dọc Đại lộ South Bridge đến nơi giao nhau giữa Đại lộ South Bridge và Maxwell, bạn sẽ gặp Trung tâm Ẩm thực Đại lộ Maxwell. Từng là chợ cá, nơi đây giờ đã là trung tâm ẩm thực địa phương với món Cơm gà Thiên Thiên nổi tiếng.

Cuối cùng, bạn sẽ kết thúc con đường tham quan Chinatown bằng trải nghiệm mua sắm tại Ann Siang Hill. Các ngọn đồi này từng là những khu đồn điền trồng cây nhục đậu khấu, trước khi những ngôi nhà kết hợp cửa hàng ra đời và trở thành địa điểm hội họp của các phường hội truyền thống. Những ngôi nhà được trùng tu một cách trang nhã tại Đại lộ Ann Siang hiện trở thành những cửa hàng sang trọng như Asylum và Style: Nordic, những quầy rượu và quán ăn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi ở độc đáo tại địa điểm văn hóa ấn tượng này, các khách sạn tại Khu Chinatown chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể xem xét một vài khách sạn như The Scarlet, The Club, Khách Sạn 1929 và Khách Sạn New Majestic. Mỗi nơi được trang trí theo những chủ đề đặc biệt mang đến trải nghiệm khác nhau về lịch sử Khu Chinatown.

Bạn hãy thư thả khám phá Khu Chinatown, vì còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn tại nơi này. Chắc chắn, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Tour Thám hiểm sinh thái Gogreen Cycle & Island Explorer

Đạp xe du ngoạn thiên nhiênMột cuộc phiêu lưu trên đảo thực thụ với Tour Thám hiểm sinh thái Gogreen Cycle & Island Explorer đang chờ đợi bạn tại khu nghỉ dưỡng đảo Sentosa của Singapore. Hãy thực hiện chuyến hành trình xuyên rừng nhiệt đới tuyệt đẹp trên chiếc xe đạp Gogreen Hybrid thân thiện với môi trường để trải nghiệm cuộc sống hoang đảo xa xưa.

Tham gia hành trình Sentosa Island Explorer và khám phá những viên ngọc ẩn giấu khắp xung quanh đảo. Bạn sẽ được tham quan các địa điểm như Coastal Trail gần pháo đài Fort Siloso, nơi trước đây là Cổng Dragon's Teeth Gate; giá súng khổng lồ của khẩu súng nòng 9,2'' tại đỉnh Imbiah Lookout và nhiều điểm tham quan thú vị khác.

Bên cạnh xe đạp Hybrid Gogreen còn có rất nhiều loại xe đạp thông dụng đáp ứng các sở thích khác nhau. Ngay cả các em nhỏ chưa đi xe vững cũng có thể thuê xe Rosie dễ đạp hơn. Hãy cùng gia đình tham gia chuyến tham quan Gogreen Cycle & Island Explorer ngay hôm nay để tận hưởng một chuyến thám hiểm thiên nhiên đầy lý thú.